Tin tức
Chất liệu in thiệp và phương pháp in thiệp:
Thiệp mời là bộ mặt của sự kiện cho nên việc chọn chất liệu vô cùng quan trọng. Chất liệu tạo thiệp mời rất phong phú tùy theo ý tưởng và mong muốn của người tổ chức sự kiện
Đối với những sự kiện phổ thông, những tấm thiệp in offset trên các loại giấy phổ biến như Ford, Couche nếu phối hợp với design đẹp cũng đủ tạo ấn tượng với người tham dự. Tuy nhiên, ở những sự kiện mang tính sang trọng, muốn thể hiện đẳng cấp của nhà tổ chức, chẳng hạn một buổi networking dành cho doanh nhân hay ra mắt một loại mỹ phẩm đắt tiền, cần phải sử dụng những chất liệu cao cấp hơn để đề cao giá trị của sự kiện. Hiện nay các nhà in đều cung cấp rất nhiều mẫu giấy mỹ thuật để chúng ta có thể lựa chọn làm chất liệu cho tấm thiệp của mình. Giấy mỹ thuật có thể có vân, gân hay họa tiết chìm, có mùi thơm hay không mùi. Ngoài ra còn một vài chất liệu đặc biệt như giấy dó, giấy pơluya…
Nên lưu ý chọn giấy có độ dày tương đối để tấm thiệp luôn thẳng, thể hiện sự tôn trọng dành cho người nhận. Định lượng giấy phù hợp để làm thiệp nên từ 220gsm trở lên.
Có nhiều phương pháp in thiệp khiến ta phải cân nhắc sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất. Đối với những sự kiện có từ 500 – 1000 khách mời, có thể chọn hình thức in offset bởi vì hình thức này vừa rẻ mà chất lượng in lại cao, còn với sự kiện có dưới 300 khách mời, có thể thực hiện in kỹ thuật số (in nhanh) bởi hình thức in này phù hợp với các bản in số lượng ít. Đi cùng với in offset, người ta có thể cấn bế tạo hình cho tấm thiệp, in UV (hay phun UV) phủ toàn bộ bề mặt thiệp hay UV định hình cho thiệp để làm nổi bật một câu chữ hay hình ảnh đặc biệt trên tấm thiệp đó.
Riêng đối với các loại thiệp cao cấp thì số lượng in không quan trọng bởi vì thông thường in kéo lụa trên chất liệu giấy mỹ thuật. Hình thức in ép kim (ép nhũ) là một phương pháp in khô dùng nhiệt và áp lực để tạo hiệu ứng màu sắc hoặc kim loại, được nhiều người ưa chuộng bởi hình ảnh rất rõ nét và sắc sảo, tuy nhiên giá thành hơi cao. Hình thức in nhũ, in nhũ nổi… cũng khá phổ biến và làm tấm thiệp thêm phần sang trọng.
Thời gian in thiệp thường từ 2 ngày tới 5 ngày, nhưng phòng khi nhà in có nhiều đơn hàng, nhất là những dịp cao điểm như mùa cưới, mùa Tết… nên dành một khoảng thời gian tương đối dài hơn để sắp xếp việc in thiệp. Nếu thiệp được chuyển sát ngày diễn ra sự kiện, có nguy cơ gởi thiệp quá cận ngày hoặc không gởi kịp thiệp tới tay người tham dự, cho nên việc thiết kế và in thiệp cần được ưu tiên thực hiện trước một khoảng thời gian.
Gởi thiệp mời cho người tham dự:
Cho những sự kiện lớn mang tính quốc tế, thiệp mời phải được gửi cho khách trước ít nhất 2 tháng để có thể đặt vé máy bay, phòng khách sạn kịp thời gian. Còn với những sự kiện nhỏ (hội thảo, hội nghị, tiệc cưới), thời gian có thể từ 1 đến 2 tuần trước khi sự kiện bắt đầu. Sau khi gửi thiệp, ban tổ chức cần xác nhận xem người nhận đã nhận được thiệp mời chưa qua email, điện thoại, đối chứng với bưu điện.
in decal, in name card, in tờ rơi, in catalogue, in tờ gấp, in khổ lớn, poster, standee, banner, voucher...
in phiếu thu, in phiếu chi, in phiếu xuất kho, in phiếu giao hàng